TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN KIM THÀNH

Bệnh viện đa khoa Kim Thành

Trang chủHome | Sitemap | Hỏi đáp Tiếng Việt Tiếng Anh

Cấp cứu 24/7

02203.720.115

Đường dây nóng

0912.272.164

  • 20906_10577_130307071514_5l

PHÒNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG


PHÒNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Hiện nay, bệnh đái tháo đường chiếm tỉ lệ cao trên thế giới, nghiêm trọng trong xã hội hiện nay, nhất là bệnh đái tháo đường type 2. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng  nguy hiểm hơn cho mỗi chúng ta. Do đó chúng ta nên phòng ngừa bệnh xảy ra. Việc phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống và tập luyện. Chúng ta cần chú ý đến những điều sau để hạn chế nguy cơ mắc bệnh:

  1. Kiểm soát cân nặngGiảm trọng lượng cơ thể là cách đơn giản nhất để đưa bạn ra khỏi vòng nguy hiểm của căn bệnh đái tháo đường.Điều quan trọng là bạn kiểm soát được lượng calo bổ sung vào cơ thể mỗi ngày và chăm chỉ tập luyện thể thao đều đặn.. Kiểm soát chỉ số BMI từ 18-25.


Kiểm soát cân nặng

        2. Chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh

           - Ăn có chừng mực: không ăn quá no hay quá đói hay không ăn thứ gì quá nhiều.

           - Ăn đa dạng các loại thực phẩm, trong đó chú ý nhiều rau quả và trái cây: Tăng cường rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo. Bổ sung nhiều rau xanh trong các bữa ăn. Nên ăn trên 20 loại thực phẩm mỗi ngày bằng cách ăn các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa ăn, và món ăn nên thay đổi trong ngày, giữa các ngày, theo mùa...


Chế độ ăn khoa học, lành mạnh, hợp lý

          - Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều tinh bột: Ưu tiên chọn thực phẩm tươi thay vì được chế biến sẵn như thịt muối, cá hộp, thịt xông khói, xúc xích, giò chả, dưa muối, cà muối, mì ăn liền..

             - Nên chế biến món luộc, hấp thay vì món xào, rán, quay nướng...hạn chế dầu mỡ vàlượng bột đường vừa đủ theo nhu cầu hoạt động của cơ thể.

             - Hạn chế những loại đồ uống tăng lực, có cồn, nước ngọt.

             - Nên hạn chế mặn, nếu có cao huyết áp chỉ dùng <1/2 muỗng cà phê muối/ ngày kể cả nêm nếm trong thức ăn.

         3. Tập luyện nâng cao thể lực


Thể dục mỗi ngày nâng cao thể lực

 

           - Luyện tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày trong ít nhất 5 ngày/tuần: nên chọn môn thể dục với cường độ tập phù hợp với bản thân như đi chạy, đi bộ,bơi lội,... . Người bệnh đái tháo đường duy trì tập thể dục sẽ giúp giảm cân nặng, huyết áp, lượng đường và mỡ máu, tim và hai lá phổi khỏe hơn. Tập thể dục còn giúp xương chắc khỏe, tăng năng lượng, giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ.

            - Thời gian tập luyện: Thời gian tập luyện thể dục, thể thao tốt nhất của người bệnh là từ một đến ba giờ sau khi ăn vì lúc này nồng độ đường huyết sẽ có xu hướng tăng cao.

            - Năng động trong mọi hoạt động, bước khoảng từ 5.000-10.000 bước chân/ngày.

            - Tránh ngồi một chỗ quá lâu khi làm việc, nên nghỉ ngơi 5 phút sau 1 tiếng làm việc.

          4. Khám kiểm tra định kỳ


Khám sức khỏe định kỳ

 

            - Khám tầm soát ít nhất 1 năm/lần đối với người chưa mắc bệnh, 6 tháng/lần đối với người có yếu tố nguy cơ và điều trị thường xuyên đối với người đã mắc bệnh là rất quan trọng.

              Chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì trọng lượng hợp lý và thường xuyên vận động góp phần phòng ngừa và kiểm soát bệnh đái tháo đường hiệu quả.

Hiện nay, Trung tâm y tế huyện Kim Thành có phòng khám quản lý điều trị bệnh Đái tháo đường. Người bệnh có dấu hiệu nghi ngờ hoặc đã mắc bệnh tiểu đường có thể đến Trung tâm để được khám, chẩn đoán kịp thời và được điều trị tốt nhất.

  • « Quay lại


  • Các tin liên quan khác

    Đăng nhập nội bộ

    Phác đồ điều trị

    THÔNG TIN HỮU ÍCH

    Tuyển dụng nhân sự

    Góc tri ân

    Liên hệ gửi câu hỏi

    Mã xác nhận    Captcha
    Nhập mã xác nhận
     

    Video

    Thư viện ảnh

    Thư viện ảnh

    Liên kết website

    HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

    Hỗ trợ trực tuyến

    Hotline : 02203.720.115

    Tư vấn 2
    Tư vấn 1

    Thống kê truy cập