TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN KIM THÀNH

Bệnh viện đa khoa Kim Thành

Trang chủHome | Sitemap | Hỏi đáp Tiếng Việt Tiếng Anh

Cấp cứu 24/7

02203.720.115

Đường dây nóng

0912.272.164

  • 20906_10577_130307071514_5l

Cập nhật thông tin về bệnh tăng huyết áp

Cập nhật thông tin về bệnh tăng huyết áp


Trong năm vừa qua Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra 10 yếu tố ảnh hưởng rất lớn sức khỏe con người và có thể làm giảm tuổi thọ từ 10 đến 20 tuổi. Trong 10 yếu tố này thì ngoài tăng huyết áp còn có hút thuốc lá, nghiện rượu, mỡ trong máu cao, béo phì… nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ người bệnh tăng huyết áp đã không ngừng gia tăng và biến chứng của bệnh tăng huyết áp đã gây tử vong và tàn phế cho những người mắc chứng bệnh này ngày càng nhiều. Từ đó nhiều nghiên cứu về tăng huyết áp được thực hiện. Từ những nghiên cứu này các nhà khoa học đã đưa ra nhiều khuyến cáo hữu ích, những phương cách điều trị cũng như cách phòng ngừa hữu hiệu các biến chứng của bệnh tăng huyết áp.
Trong bài này chúng ta sẽ đề cập đến các vấn đề liên đến tăng huyết áp như:
Thứ 1: Phân loại hiện nay về tăng huyết áp
Thứ 2: Những lưu ý khi bị tăng huyết áp.
Thứ 3: Quan niệm hiện nay về điều trị bệnh tăng huyết áp.
 
Hiện nay có một số bảng phân loại khác nhau về tăng huyết áp nhưng bảng phân loại của Tổ chức Y tế thế giới vẫn là tiêu chuẩn đầu tay của hầu hết thầy thuốc trên thế giới. Theo định nghĩa và phân độ tăng huyết áp của Tổ chức Y tế Thế giới:
* Gọi là có huyết áp bình thường khi: số huyết áp thấp hơn 130 mmHg trong giới hạn này nều số huyết áp thấp hơn 120/80 mmHg thì được gọi số huyết áp lý tưởng, trong đó 120 gọi là số trên và 80 gọi là số huyết áp duới, trị số huyết áp này rất tốt cho sức khỏe.
* Gọi là có huyết áp bình thường cao khi: số huyết áp trên từ 130 đến 139 mmHg hoặc số huyết áp dưới từ 85 đến đến 89 mmHg.
* Gọi là tăng huyết áp độ 1 hay tăng huyết áp độ nhẹ khi: số huyết áp trên từ 140 đến 159 mmHg hoặc số huyết áp dưới từ 90 đến 99mmHg.
* Gọi là cao huyết áo độ 2 hay tăng huyết áp độ trung bình khi: số huyết áp trên từ 160 đến 179mmHg hoặc số huyết áp dưới từ 100 đến 109mmHg.
* Gọi là tăng huyết áp độ 3 hay tăng huyết áp độ nặng khi: số huyết áp trên từ 180mmHg trở lên hoặc số huyết áp dưới từ 110mmHg trở lên.
 
Do vậy khi biết mình bị tăng huyết áp bà con nên biết rõ số huyết áp trên và số huyết áp dưới và cũng nên hỏi bác sĩ là mình bị tăng huyết áp độ nào thuộc độ nặng hay nhẹ.
 
Khi số huyết áp trên và dưới thuộc 2 độ khác nhau thì chọn độ theo số huyết áp cao hơn.
 
Ngoài cách phân độ như trên của Tổ chức Y tế thế giới thì gần đây Hoa Kỳ cũng vừa đưa ra cách phân độ khác trong đó người có số huyết áp ở mức bình thường hay bình thường cao tức số huyết áp trên từ 120 đến 139mmHg hay số huyết áp dưới từ 80 đến 89 mmHg đều bị gọi là tiền tăng huyết áp. Cách gọi tiền tăng huyết áp này dã gây nhiều hoang mang ảnh hưởng xấu đến tâm lý người bệnh. Bởi vì người có số huyết áp 120/80mmHg được xem như là số huyết áp lý tưởng thì nay lại bị gọi là tiền tăng huyết áp theo cách phân loại này.
 
Để đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp không chỉ dựa vào trị số huyết áp mà còn dựa vào các yếu tố gọi là yếu tố nguy cơ, tổn thương nội tạng do tăng huyết áp hoặc bệnh đi kèm theo để phân loại mức độ nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp.
 
Ngày nay nhiều nhà khoa học đã xác định được 8 yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch là:
1. Số huyết áp trên hoặc số huyết áp dưới cao từ độ 1 đến độ 3.
2. Nam trên 55 tuổi.
3. Nữ trên 65 tuổi
4. Hút thuốc lá
5. Rối loạn chuyển hóa mỡ hoặc bị bệnh đái tháo đường loại 2. Choloesterol toàn phần trên 250 mg% hoặc cholesterol gây hại tên là LDL-c cao hơn 155mg% hoặc cholesterol bảo vệ tên là HDL-c thấp hơn 40mg% ở nam hay 48mg% ở nữ.
6. Gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm: nam dười 55tuổi nữ dưới 65 tuổi.
7. Béo phì vòng bụng tức bụng quá to: nam có vòng bụng trên 102 cm hoặc nữ có vòng bụng trên 88 cm.
8. Tăng trong máu một loại protein có tên là C-creactive.
 
Tổn thương nội tạng do tăng huyết áp
+ Dày tâm thất trái (trên điện tâm đồ, siêu âm tim, Xquang tin)
+ Có đạm trong nước tiểu (1,2-2mg%)
+ Tổn thương đáy mắt: xuất huyết, xuất tiết võng mạc, phù gai thị.
 
Có bệnh đi kèm:
+ Tai biến mạch máu não: xuất huyết não, nhũn não, thiếu máu não thoáng qua.
+ Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim sung huyết.
+ Suy thận (creatinin/máu trên 2mg%), bệnh thận do tiểu đường.
+ Phình động mạch chủ.
 
Dựa vào các yếu tố này Tổ chức Sức khỏe Thế giới phân tăng huyết áp ra các nhóm như sau:
1. Nhóm tăng huyết áp ít nguy hiểm:
- Nam tuổi dưới 55, nữ tuổi dưới 65
- Tăng huyết áp độ I không có yếu tố nguy cơ đi kèm.
2. Nhóm tăng huyết áp nguy hiểm trung bình:
- Tăng huyết áp độ I, II
.- Có ít hơn 2 yếu tố nguy cơ
3. Nhóm tăng huyết áp nguy hiểm cao:
- Tăng huyết áp độ I, II
- Có kèm theo trên 3 yếu tố nguy cơ,
- Hoặc tăng huyết áp độ III mà không có yếu tố nguy cơ.
4. Nhóm tăng huyết áp rất nguy hiểm:
- Tăng huyết áp độ III kèm theo ít nhất 1 yếu tố nguy cơ hay có bệnh tim mạch, tiểu đường đi kèm hoặc cơ thể bị tổn thương do tăng huyết áp.
 
Từ việc phân nhóm giúp cho người bệnh có thái độ điều trị kịp thời và tích cực.
Do vậy khi biết mình bị tăng huyết áp bà con phải thực hiện các xét nghiệm cơ bản sau đây để đủ yếu tố xác định mình thuộc nhóm tăng huyết áp nào : 
7 xét nghiệm cơ bản cần thực hiện:
1. Đếm lượng hồng cầu trong máu.
2. Đo lượng đường trong máu.
3. Đo chức năng thận.
4. Đo các thành phần mỡ trong máu.
5. Đo điện tâm đồ.
6. Chụp X quang tim phổi.
7. Siêu âm tim nếu có điều kiện.
 
Như vậy người thuộc nhóm nguy hiểm càng cao thì nguy cơ xấu cho sức khỏe càng cao. Tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ chúng ta có thể làm thuyên giảm hay mất hẳn như: hút thuốc lá, béo phì vòng bụng mỡ trong máu cao, đái tháo đường.
 
Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ chúng ta có thể loại bỏ được, bỏ hút thuốc lá mang lại các lợi ích sau cho sức khỏe:
 
Lợi ích tức thì:
- 20 phút sau ngưng hút thuốc lá huyết áp, mạch và nhiệt độ trở về bình thường.
- Sau 24 giờ các cơn đau tim bắt đầu giảm.
- Sau 48 giờ ăn uống thấy ngon miệng hơn
- Sau 72 giờ phế quản dãn ra hơn, hô hấp dễ dàng hơn, lượng không khí hít thở tăng nhiều hơn.
- Sau 1 – 9 tháng giảm được những cơn ho, tình trạng thở ngắn và thiếu hơi thở.
 
Lợi ích lâu dài:
- Sau vài tháng ngưng hút thuốc lá nguy cơ bệnh mạch vành tim bắt đầu giảm rõ rệt và sau 3-5 năm trở về giống như người chưa hút thuốc lá.
- Sau 10 năm ngưng hút thuốc lá nguy cơ ung thư phổi giảm 30-50%, sau 15 năm nguy cơ ung thư phổi giống như người chưa hút thuốc lá.
- Ngưng hút thuốc lá còn làm giảm nguy cơ ung thư khác như ung thư thanh quản, thực quản, tụy tạng, bàng quang.
- Ngưng hút thuốc lá còn làm giảm các bệnh lý khác như tai biến mạch máu não, tắc mạch máu ở chân, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi và cải thiện được tình trạng khí phế thủng, viêm phế quản.
- Ở bệnh nhân tiểu đường ngưng hút thuốc lá làm giảm biến chứng tim mạch và tai biến mạch máu não.
 
Như vậy sau khi đã xác định được mức độ nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp trong điều trị ta cần lưu ý:
 
Mục tiêu điều trị tăng huyết áp phải đạt được:
- Giảm tối đa các tai biến của tăng huyết áp lên cơ thể.
- Đưa huyết áp về dưới 130/85mmHg ở bệnh nhân tuổi trung niên hoặc có bệnh tiểu đường.
- Đưa huyết áp về dưới 140/90mmHg ở người cao tuổi.
 
Các biện pháp thực hiện:
+ Điều trị không dùng thuốc: thay đổi một số thói quen trong cuộc sống để có tác dụng tốt cho huyết áp.
+ Điều trị dùng thuốc: sử dụng các nhóm thuốc hạ huyết áp và những lưu ý.
 
Vấn đề thay đổi lối sống có tác dụng:
 
. Phòng ngừa tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác.
. Làm hạ huyết áp trong những trường hợp tăng huyết áp nhẹ.
. Làm giảm liều thuốc cần dùng và làm tăng tác dụng của thuốc.
. Giảm thiểu những yếu tố nguy cơ có thể được.
 
Thay đổi lối sống gồm các vấn đề sau đây:
1. Ngưng hút thuốc lá: giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch và bệnh đường hô hấp. Nếu việc ngưng hút thuốc gặp khó khăn có thể dùng nicotin.
2. Giảm cân nặng: Trong trươờg hợp bị thừa cân nặng, nếu giảm cân được thì giúp cho việc điều trị hạ huyết áp dễ dàng hơn. Ngoài ra còn tác dụng tốt cho bệnh tiểu đường, mỡ trong máu cao, dầy thất trái.
3. Uống rượu: Uống quá nhiều rượu đến say xỉn rất dễ bị tai biến mạch máu não nhưng uống ít rượu không quá 2 lon bia mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. 
4. Ăn lạt: Ăn lạt bằng cách giảm từ 2 muỗng café muối mỗi ngày xuống còn 1 muỗng café mỗi ngày có thể giúp giảm số huyết áp trên xuống còn 4-6 mmHg. Người tăng huyết áp 
Nên kiêng cử muối chỉ ăn mỗi ngày khoảng 6g muối khoảng 1 muỗng cà phê.
5. Điều trị dùng thuốc:
* Nguyên tắc:
- Dùng liều thấp ban đầu với 1 loại thuốc.
- Kết hợp 2 loại thuốc khi cần hiệu quả hạ huyết áp tối đa: nên cộng thêm liều nhỏ thuốc thứ 2 hơn là tăng liều thuốc đang dùng.
- Nếu thuốc được chọn đầu tiên có hiệu quả kém hoặc có nhiều tác dụng phụ thì đổi nhóm thuốc khác không cần tăng liều hoặc phối hợp thêm thuốc thứ 2.
- Nên dùng loại thuốc có tác dụng kéo dài cả ngày.
 
Lợi ích của việc điều trị tăng huyết áp:
* Khi hạ được số huyết áp trên 10 – 14mmHg và số huyết áp dưới 5-6 mmHg có thể làm giảm được 2/5 nguy cơ tai biến mạch máu não, 1/6 nguy cơ bệnh mạch vành và 1/3 nguy cơ bệnh tim mạch.
* Tăng huyết áp độ I điều trị với 1 loại thuốc cần giảm số huyết áp trên 10mmHg, số huyết áp dưới 5mmHg.
* Tăng huyết áp độ II, III cần điều trị để giảm số huyết áp trên 20mmHg, số huyết áp dưới 10mHg, hoặc hơn nữa cần phải kết hợp nhiều thuốc.
 
Chọn lựa thuốc hạ áp:
Phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
- Yếu tố kinh tế - xã hội và thuốc có sẵn ở nhiều nước khác nhau.
- Yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.
- Tổn thương cơ quan đích và các bệnh tim mạch, tiểu đường, thận đi kèm.
- Tương tác với những thuốc khác.
 
Bà con cần bỏ đi quan niệm sai lầm cho rằng uống thường xuyên thuốc hạ áp sẽ bị lờn thuốc từ đó xuất hiện quan niệm chỉ uống thuốc khi huyết áp cao và ngừng thuốc khi huyết áp về bình thường. Cách điều trị này rất dễ bị các tai biến nguy hiểm của tăng huyết áp. Hầu hết các loại thuốc mới hiện nay khi dùng lâu dài dưới sự chỉ định, theo dõi của bác sĩ đều mang lại lợi ích cho tim mạch và phòng ngừa được các biến chứng của tăng huyết áp.
 
Như vậy tăng huyết áp là bệnh ngày càng phổ biến, sau khi đã xác định tình trạng huyết áp chúng ta cần thực hiện một số xét nghiệm, xác dịnh những bệnh đi kèm, tổn thương cơ quan nội tạng trong cơ thể. Để trên cơ sở đó chúng ta phân nhóm mức độ nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp để có thái độ phù hợp khi điều trị hạ áp. Trong điều trị không dùng thuốc, có thể đưa huyết áp về bình thường trong các trường hợp huyết áp bình thường cao, tăng huyết áp mức độ nhẹ. Trong điều trị nếu người bệnh tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ thì người bệnh sẽ thấy mình có cuộc sống thoải mái bình thường không phải lo âu về biến chứng của bệnh tăng huyết áp. Bài nói đến đây là hết, cám ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và các bạn.
 
Bs.Ths Phan Hữu Phước
Thạc sĩ lão khoa – BV. Nguyễn Trãi
 

  • « Quay lại


  • Các tin liên quan khác

    Đăng nhập nội bộ

    Phác đồ điều trị

    THÔNG TIN HỮU ÍCH

    Tuyển dụng nhân sự

    Góc tri ân

    Liên hệ gửi câu hỏi

    Mã xác nhận    Captcha
    Nhập mã xác nhận
     

    Video

    Thư viện ảnh

    Thư viện ảnh

    Liên kết website

    HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

    Hỗ trợ trực tuyến

    Hotline : 02203.720.115

    Tư vấn 2
    Tư vấn 1

    Thống kê truy cập