Sơ cứu khi bị tổn thương do lạnh
Khi bạn tiếp xúc với thời tiết quá lạnh, da và các mô bên dưới có thể bị tê cứng, dẫn đến những tổn thương do lạnh. Tay, chân, mũi và tai là những vùng dễ bị tổn thương do lạnh nhất.
1. Điều trị tê cóng da do lạnh
Khi bạn tiếp xúc với thời tiết quá lạnh, da và các mô bên dưới có thể bị tê cứng, dẫn đến những tổn thương do lạnh. Tay, chân, mũi và tai là những vùng dễ bị tổn thương do lạnh nhất.
Nếu da có vẻ trắng toát, tím tái, lạnh buốt và có cảm giác thô cứng, khó chịu, có thể da bạn đã bị tổn thương do lạnh. Da bạn cũng có thể bị ngứa, bỏng rát hay cảm thấy lạnh tê cóng. Tổn thương do lạnh sâu hoặc nặng có thể làm da phồng rộp hay tê cứng. Khi hết tê cóng (rã đông), vùng thịt dưới da sẽ bị đỏ và đau.
Điều trị tê cóng da do lạnh
Làm ấm dần vùng da bị tổn thương là biện pháp hiệu quả để điều trị tê cóng da do lạnh. Hãy điều trị bằng những cách sau:
·
Bảo vệ da bằng cách tránh tiếp xúc với thời tiết lạnh : Nếu bạn đang ở bên ngoài, hãy làm ấm bàn tay bị tê cóng bằng cách kẹp chúng vào nách. Giữ ấm mặt, mũi hoặc tai bằng cách áp bàn tay có đeo găng tay ấm và khô lên. Không chà xát vùng da bị tổn thương cũng như chà xát tuyết lên vùng da đang bị tê cóng.
·
Tránh để bị lạnh . Khi bạn vào trong nhà, hãy cởi bỏ quần áo ướt.
·
Làm ấm dần vùng da bị tê cóng . Hãy ngâm tay hoặc chân bị tê cóng vào nước ấm (khoảng 40-42°C). Quấn, bọc các vùng khác bằng chăn ấm. Không nên sưởi ấm trực tiếp như dùng lò sưởi, đèn sưởi ấm...vì việc đó có thể làm da bị bỏng trước khi bạn nhận ra điều đó.
·
Nếu có thể, không nên tiếp tục đi bộ khi chân hoặc các đầu ngón chân bị tê cóng . Điều này sẽ làm các mô thêm tổn thương.
·
Nếu vùng da bị tê cóng có dấu hiệu đông cứng lại, không nên “rã đông” ngay . Trong trường hợp đã hết tê cóng, hãy bọc hoặc quấn vùng bị tổn thương để tránh bị đông cứng lại.
·
Hãy gọi sự trợ giúp y tế . Nếu bạn đã ủ ấm mà vẫn không hết tê cóng hoặc vẫn còn đau dai dẳng cũng như bị phồng rộp, hãy tìm trợ giúp y tế.
(Theo mayoclinic.org)