TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN KIM THÀNH

Bệnh viện đa khoa Kim Thành

Trang chủHome | Sitemap | Hỏi đáp Tiếng Việt Tiếng Anh

Cấp cứu 24/7

02203.720.115

Đường dây nóng

0912.272.164

  • 20906_10577_130307071514_5l

Địa điểm thực hiện chương trình "áo ấm mùa đông" - Xã Trấn Yên - Bắc Sơn - Lạng Sơn

Dưới đây là nội dung Email của một giáo viên xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn qua tìm hiểu thông tin của hội trên website, facebook gửi tới hội kêu gọi chương trình từ thiện, qua tìm hiểu và xác nhận, Chi đoàn Thanh niên Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Thành sẽ thực hiện chương trình từ thiện tới nơi đây trong tháng 2 này.

Thông tin chung

Xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn là một xã vùng 3 đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Sơn, xã cách trung tâm huyện 20km về phía Đông Nam. Có đường 243 chạy qua trung tâm xã ra quốc lộ 1A, xã gồm 22 thôn trong đó có 6 thôn đồng bào Dao. Tổng dân số toàn xã có 1.340 hộ với 6.426 khẩu, có các dân tộc cùng sinh sống Tày chiếm 76,5% dân số, Dao chiếm 20,5% dân số, Kinh chiếm 2,6% dân số, Nùng chiếm 0,4% dân số. Nghề nghiệp chính của nhân dân làm nông nghiệp chiếm 90% còn rất khó khăn.

Trường Tiểu học 1 xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn năm học 2014- 2015 này có:

– 374 học sinh trong đó có 238 học sinh thuộc hộ nghèo

– 4 điểm trường, gồm: trường chính, phân trường Làng Rộng, phân trường Lân Cà, phân trường Lân Hoèn.

-Riêng phân trường Lân Cà có: 59 học sinh – 100% học sinh thuộc hộ nghèo (59 hộ nghèo).

Phân trường Lân Hoèn có: 23 học sinh –  100% học sinh thuộc hộ nghèo.

Phân trường Làng Rộng và trường chính có 156 học sinh nghèo.

Tôi là một trong những giáo viên của trường, là người địa phương khác đến đây dạy, nhà tôi cách trường chính 30km, còn cách phân trường 40km. Trước đây đường còn khó khăn không đi lại được nên ở nội trú nhà trường, giờ đường 243 đã làm xong đỡ vất vả hơn nên tôi đi lại, sáng sáng 5h30 đi xe máy đến phân trường, ngày nắng đi 1tiếng 50 phút, ngày mưa thời gian kéo dài hơn. Đặc biệt phân trường Lân Hoèn chưa có đường vào đến tận phân trường, ô tô không thể đến đó được, đường đất đi qua nương rẫy, qua rừng rất vất vả, ngày nắng khô ráo không sao, còn ngày mưa thì giáo viên thực sự khó khăn đi bộ.

Học sinh cũng vất vả đi lại, có em nhà rất xa ở những nơi hẻm núi phải đi bộ gần 5- 7km đến trường, các em dậy rất sớm từ 5h sáng, vượt rừng, vượt đồi đến lớp kịp giờ học, học sinh ở đây thường nhịn ăn sáng đi học. Từ khi trường chuyển sang chế độ bán trú các em ở trường chính và phân trường Làng Rộng có điều kiện ăn trưa tại trường, còn ở phân trường Lân Cà, Lân Hoèn thì không thể thực hiện được vì điều kiện rất xa, đồ ăn không thể mang đến nơi một cách thuận lợi cho các em nên các em thường phải tự túc ăn uống, em thì cơm trắng gói lá mang theo, em thì mì tôm qua bữa, chúng tôi giáo viên dạy 2 buổi/ngày, bữa cơm trưa chỉ là bánh mì, bánh tẻ, bánh trưng, và cũng có mang mì tôm theo trong cặp sách. (Nói ra thì buồn cười, thực sự tôi sẽ nghĩ sau này rời xa thời sinh viên, được đi làm tôi sẽ không bao giờ phải ăn mì tôm nữa, thời sinh viên quá đủ với thức ăn này rồi…vậy mà bây giờ nó lại là đồ ăn nhanh và tiện nhất). Nhà trường cũng còn khó khăn về kinh phí nên  không có điều kiện hỗ trợ cho giáo viên được, chúng tôi chỉ mong muốn có 1 bếp ga mini, buổi trưa có thể nấu mì, hoặc nấu cơm nhưng đó vẫn là hy vọng…

Đấy là chuyện no đói, còn ăn mặc mới đáng ngại, tiết trời sang đông rồi mà vẫn còn có những em không có quần áo ấm để mặc, hầu hết các em không biết giày bông, giày nhựa là thế nào, quanh năm đi dép “tổ ong”, có em cũng không thể có nổi dép để đi học, thực sự gia đình đông con không có đủ tiền mua cho hết, mua cho đứa này lại thiếu đứa kia…

Dân ở đây quanh năm làm ngô, ruộng rất ít và nơi này hiếm nước nên trồng lúa không năng suất, chủ yếu trồng ngô rồi bán ngô mua lấy gạo. Kiếm đủ ăn còn khó chứ nói gì đến quan tâm đến con cái học hành. Giáo viên thường xuyên phải vận động học sinh đi học, vì học sinh rất hay bỏ học vì gia đình hoàn cảnh, bỏ học để giúp gia đình đi nương, chăn trâu, lấy củi…

Một thực tế nữa là 2 phân trường Lân Cà, Lân Hoèn chưa có điện, rất thiệt thòi đủ thứ, ánh sáng văn minh không có, phương tiện truyền thông cũng không, chẳng có điều kiện tiếp xúc với thế giới bên ngoài, đi chợ –  đơn giản thôi mà đối với các em đó còn là mong ước, 5 ngày 1 phiên chợ, chỉ người lớn đi bán lương thực, còn trẻ con sao đi được cả ngày đường xa đến chợ??? Các em không được tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên rất rụt rè, nhút nhát…

 (Chặng đường đến với phân trường rất dài và gian nan, ai đến đây sẽ được tận mắt nhìn thấy ngôi trường hoang sơ dột nát ở nơi này, thấy học sinh ăn mặc thiếu thốn, không đủ quần áo mặc, ngủ trưa trên dát giường kê trên nền đất, trong những lớp học chỉ được quây tạm bằng ván bưng… được chứng kiến các thầy cô giáo giảng dạy các em bằng những thiết bị giáo dục lạc hậu…. được nghe những tâm sự của các thầy cô về hoàn cảnh khó khăn của các em… được nhìn thấy những ánh mắt nửa vui nửa sợ của các em khi thấy người lạ… tất cả những điều đó đã khiến tôi suy nghĩ rằng tôi sẽ làm gì đó để đóng góp một phần nhỏ nhoi của mình cho cuộc sống và công việc học tập của các em, công tác giảng dạy của các thầy cô bớt nhọc nhằn vất vả hơn. Tôi đã thử tìm hiểu nhiều tổ chức từ thiện nhưng vẫn là hy vọng. Đoàn thanh niên nhà trường cũng đã quyên góp được ít quần áo giúp các em nhưng chỉ được phần nào. Chúng tôi ước mong có thể tặng cho các em những chiếc áo ấm, những đôi dép, đôi giày, những chiếc cặp sách, thêm vài chiếc bút quyển vở để mà còn cả những thứ để nuôi dưỡng tuổi thơ các em như những con thú nhún, những bộ đồ chơi kĩ sư, bác sĩ….Nhưng với đồng lương chỉ có thể đủ để trang trải cuộc sống hàng ngày thôi thì làm sao có thể…

Chúng tôi tin rằng “sẽ có 1 ngọn lửa nếu bạn thắp 1 que diêm”, mong có những  tấm lòng của các nhà hảo tâm, bạn bè và các doanh nghiệp đóng góp… càng thêm chi phí thì các em nhỏ càng thêm nhiều niềm vui cho năm học mới, vì vậy rất mong nhận thêm những sự chia sẻ , ủng hộ của tất cả bạn bè gần xa.)

  • « Quay lại


  • Các tin liên quan khác

    Đăng nhập nội bộ

    Phác đồ điều trị

    THÔNG TIN HỮU ÍCH

    Tuyển dụng nhân sự

    Góc tri ân

    Liên hệ gửi câu hỏi

    Mã xác nhận    Captcha
    Nhập mã xác nhận
     

    Video

    Thư viện ảnh

    Thư viện ảnh

    Liên kết website

    HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

    Hỗ trợ trực tuyến

    Hotline : 02203.720.115

    Tư vấn 2
    Tư vấn 1

    Thống kê truy cập