TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN KIM THÀNH

Bệnh viện đa khoa Kim Thành

Trang chủHome | Sitemap | Hỏi đáp Tiếng Việt Tiếng Anh

Cấp cứu 24/7

02203.720.115

Đường dây nóng

0912.272.164

  • 20906_10577_130307071514_5l

Chủ động phòng bệnh đái tháo đường

         Trong những năm gần đây, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đang là vấn đề lớn đối với đối với cộng đồng. Tại Việt Nam tỷ lệ người mắc ĐTĐ ngày càng tăng và có tới 50% người mắc ĐTĐ không biết mình có bệnh. ĐTĐ không tác động ngay lập tức đến sức khỏe của bệnh nhân nhưng sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như để lại những biến chứng vô cùng nghiêm trọng nếu không được điều trị.
          Tại Trung tâm y tế huyện Kim Thành đã thành lập phòng khám điều trị đái tháo đường ngoại trú từ năm 2010. Qua 09 năm triển khai, đến nay phòng khám quản lý 1700 bệnh nhân. Bà Tô Thị The (xã Kim Lương- Kim Thành) phát hiện mắc ĐTĐ trong một lần được khám sức khỏe tại chương trình khám nhân đạo tại địa phương hơn 4 năm trước. Bà chia sẻ nhờ được phát hiện bệnh sớm, khi điều trị được hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn uống và tập luyện thể dục thể thao nên lượng đường trong máu qua kiểm tra đều khá ổn định.




          Bệnh nhân Lê Văn Cốc (thị trấn Phú Thái- Kim Thành) có các triệu chứng khát nước, mệt mỏi, giảm cân nhiều… khi khám bệnh đã phát hiện bị tăng huyết áp và ĐTĐ. Nhờ được điều trị và cấp thuốc kịp thời nên tình trạng của ông Cốc hiện đã ổn định. Ông Cốc cho biết dù rất bận rộn nhưng cứ đến ngày hẹn hàng tháng, ông đều đến viện để được kiểm tra, thăm khám.
          Khi đã mắc bệnh và được quản lý tại phòng khám điều trị ĐTĐ ngoại trú vào các ngày cố định trong tháng, bệnh nhân đến viện để khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định tình trạng và diễn biến của bệnh để tiếp tục kê đơn thuốc cho bệnh nhân trong vòng 1 tháng. Cũng tại đây, bệnh nhân được tư vấn về bệnh tật, cách điều trị dự phòng và được cấp thuốc điều trị tại nhà, giảm tỷ lệ bệnh nhân phải vào viện cấp cứu hoặc điều trị, giảm chi phí điều trị, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh, các bệnh nhân được  điều trị theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.
          Để phòng chống ĐTĐ mỗi người dân cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý, tăng cường vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày, không hút thuốc và không lạm dụng rượu bia. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm đường máu tại các cơ sở y tế, đặc biệt là người trên 40 tuổi. Tiểu đường có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh, nhất là khi đây chính là nguyên nhân gây nên các biến chứng trầm trọng. Bệnh có 2 dạng là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2.
          Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hạnh cho biết: “Tiểu đường tức là đường trong máu cao, mà máu lại nuôi toàn bộ cơ thể. Nếu bệnh nhân không kiểm soát được lượng đường máu bằng chế độ ăn, tập luyện thể dục thể thao và dùng thuốc thì sẽ gây ra rất nhiều biến chứng. Đầu tiên là ở các mạch máu nhỏ, thường xuất hiện ở ngoại vi gây tắc mạch chi hoặc hoại tử, nhiễm trùng các chi. Thứ 2 là biến chứng dây thần kinh gây tê bì chân tay hoặc mất cảm giác. Nặng nề hơn nữa là biến chứng về thận, đục thủy tinh thể, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não…Bên cạnh đó, bác sỹ Hạnh khuyến cáo mỗi người cần lưu ý đến từng thay đổi nhỏ trong sinh hoạt, sức khỏe như thường khát nước, đi tiểu nhiều; mệt mỏi; hay đói, ăn nhiều; giảm cân không rõ nguyên nhân; vết thương lâu lành; mờ mắt... cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
                                                                                       Bích Hằng

  • « Quay lại


  • Các tin liên quan khác

    Đăng nhập nội bộ

    Phác đồ điều trị

    THÔNG TIN HỮU ÍCH

    Tuyển dụng nhân sự

    Góc tri ân

    Liên hệ gửi câu hỏi

    Mã xác nhận    Captcha
    Nhập mã xác nhận
     

    Video

    Thư viện ảnh

    Thư viện ảnh

    Liên kết website

    HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

    Hỗ trợ trực tuyến

    Hotline : 02203.720.115

    Tư vấn 1
    Tư vấn 2

    Thống kê truy cập