TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN KIM THÀNH

Bệnh viện đa khoa Kim Thành

Trang chủHome | Sitemap | Hỏi đáp Tiếng Việt Tiếng Anh

Cấp cứu 24/7

02203.720.115

Đường dây nóng

0912.272.164

  • 20906_10577_130307071514_5l

Lỗi “kinh điển” khi pha sữa bột cho con

     Không chỉ những mẹ cho con bú gặp rắc rối với chuyện ăn uống của con mà ngay cả chị em cho con ăn sữa công thức cũng có rất nhiều vấn đề đáng bàn. Pha sữa công thức cho bé, công việc tưởng như đơn giản nhưng vẫn có rất nhiều chị em thực hiện sai quy cách. Hậu quả là trẻ không hấp thụ được hết chất dinh dưỡng có trong sữa bột, thậm chí còn dẫn đến các vấn đề xấu khác về sức khỏe và đường tiêu hóa. Xin liệt kê 7 sai lầm ‘kinh điển’ của chị em khi pha sữa bột cho con
 
1. Dùng nước khoáng, nước đóng chai tinh khiết để pha sữa.
 
    Một số bà mẹ cẩn thận quá đôi khi lại thành hại con. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại nước khoáng, trung bình trong 1 lít nước khoáng có khoảng 11 – 17 mg canxi, 95 – 130 mg natri…Vì vậy, một số phụ huynh khi nuôi trẻ dưới 1 tuổi đã dùng nước khoáng pha sữa, nhằm bổ sung thêm chất khoáng cho trẻ. Hơn nữa, chị em lại cho rằng, nước đóng chai tinh khiết thì đảm bảo độ sạch hơn cả. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng thì không nên làm như vậy.
Trong nước khoáng có quá nhiều khoáng chất dẫn đến dư thừa khi pha cùng sữa. Ví dụ: Thừa canxi có thể dẫn đến táo bón, sỏi thận, canxi huyết cao, thận làm việc kém hiệu quả, giảm hấp thu các chất khoáng khác (sắt, kẽm, magie); thừa natri cơ thể sẽ mệt mỏi, khát nước, khô tế bào, lâu dài dẫn đến bệnh cao huyết áp…
Thêm vào đó, dùng nước khoáng để pha sữa cho trẻ em uống còn có nguy cơ tạo ra một số chất trung gian nguy hiểm. Vì vậy các bà mẹ chỉ cần dùng nước tự nhiên đun sôi để nguội là lý tưởng nhất.

 




Chỉ cần dùng nước tự nhiên đun sôi để nguội là lý tưởng nhất để pha sữa cho bé

 
2. Pha sữa sẵn cho con dùng.
 
    Một số chị em vì muốn “nhất cử lưỡng tiện” nên quyết định pha sẵn cả một bình lớn để tủ lạnh, khi nào cần thì hâm nóng rồi cho con uống dần. Điều này không tốt cho trẻ. Sữa pha rồi để ở nhiệt độ phòng chỉ giữ được trong vòng 1 giờ. Nếu mẹ pha sẵn một bình sữa to và cất tủ lạnh chưa sử dụng, sữa đó cũng cần được đổ bỏ trong vòng 24 giờ sau pha. Loại sữa đóng chai pha sẵn dành cho bé trên 1 tuổi cũng chỉ để được 48 giờ sau khi mở nắp.
 
3. Giữ lại phần sữa thừa để bé bú cữ sau.
 
    Nhiêu bà mẹ vì tiếc của nên khi bé uống thừa sữa vấn cố tình để lại cho trẻ ăn tiếp cữ sau mà không biết khi bé đã ngậm miệng vào bình sữa, vi khuẩn từ không khí và miệng bé tiếp xúc có thể truyền vào sữa, bám trụ ở đó và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Thông thưởng, một bình sữa bé đã ngậm miệng chỉ có thể sử dụng trong vòng 60 phút.
Nếu bé bú quá lâu sau thời gian đó, mẹ hãy mạnh dạn đổ bỏ phần sữa thừa hoặc “kinh tế” hơn, mẹ hãy uống lại giúp bé phần sữa đó.
 
4. Pha sữa với nước cháo loãng.
 
    Trong sữa bò có nhiều vitamin A, còn trong nước cơm và cháo chủ yếu là chất bột với chất lipoxidase – một loại chất sẽ phá hủy vitamin A. Pha thêm nước cơm hoặc cháo vào sữa vô tình mẹ đã làm mất đi lượng vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Thêm vào đó, tinh bột trong cháo, nước cơm sẽ cạnh tranh hấp thu với canxi. Trẻ có thể chậm tăng trưởng chiều cao, chậm mọc răng, ngủ trằn trọc, khóc đêm,... do kém hấp thu canxi trong sữa. Mặt khác, các hãng sữa đã đề ra công thức chuẩn nhất cho sản phẩm của mình. Sữa pha với nước cháo loãng có thể làm biến chất hay thậm chí gây rối loạn tiêu hóa, từ đó đẫn đến sụt cân ở trẻ nhỏ.
 
5. Cắt giảm hoặc tăng lượng thìa bột trong một mức nước pha nhất định.
 
    Nhiều chị em vì muốn con ăn no sâu hơn, tăng cân tốt hơn nên đã cố tình pha thêm từ 1-2 thìa sữa bột so với chuẩn của nhà sản xuất. Một số bà mẹ thì lại vì tiếc tiền sữa cho con nên quyết định pha loãng ra. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, nguồn dinh dưỡng chủ yếu vẫn là từ sữa. Nếu pha quá đặc, bé sẽ bị thiếu nước. Nếu pha quá loãng, bé có thể sẽ không háp thụ đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
 
    Các nhà nghiên cứu đã tốn rất nhiều thời gian để nghiên cứu ra tỷ lệ chuẩn nhất của bột và chất lỏng, sau cho các chất dinh dưỡng và vitamin được hòa tan hoàn toàn và để hệ tiêu hóa non nớt của bé có thể hấp thụ một cách tốt nhất. Do vậy, mẹ đừng cố “pha chế” sữa bột theo công thức của mình. Hãy để các nhà khoa học làm điều đó.


 
    
    
Nên pha sữa theo khuyến cáo của nhà sản xuất
 
6. Không tiệt trùng bình sữa và núm ti.
 
    Tất cả bình sữa, núm ti và những dụng cụ dùng để pha sữa khác đều phải được tiệt trùng ít nhất một lần khi mới bắt đầu sử dụng. Từ sau đó, mẹ có thể sửa với nước rửa bình chuyên dụng và tráng lại bằng nước sôi. Đó là khuyến cáo chung của tất cả các hãng sản xuất bình sữa và đồ dùng trẻ em.
 
7. Làm nóng sữa bằng lò vi sóng.
 
    Nếu có gì quan trọng hơn sự tiện lợi, thì đó chính là sức khỏe và sự an toàn của chính con bạn. Lò vi sóng không chỉ phá vỡ các vitamin và khoáng chất mà còn tạo ra những điểm nóng lạnh không đều nhau khiến bé có thể bị bỏng khi bú. Mẹ hãy làm nóng sữa bằng máy hâm sữa chuyên dụng hoặc đơn giản hơn: ngâm bình sữa chỉ 30 giây – 1 phút trong một bát nước nóng.

Theo Khám phá
  • « Quay lại


  • Các tin liên quan khác

    Đăng nhập nội bộ

    Phác đồ điều trị

    THÔNG TIN HỮU ÍCH

    Tuyển dụng nhân sự

    Góc tri ân

    Liên hệ gửi câu hỏi

    Mã xác nhận    Captcha
    Nhập mã xác nhận
     

    Video

    Thư viện ảnh

    Thư viện ảnh

    Liên kết website

    HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

    Hỗ trợ trực tuyến

    Hotline : 02203.720.115

    Tư vấn 1
    Tư vấn 2

    Thống kê truy cập