TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN KIM THÀNH

Bệnh viện đa khoa Kim Thành

Trang chủHome | Sitemap | Hỏi đáp Tiếng Việt Tiếng Anh

Cấp cứu 24/7

02203.720.115

Đường dây nóng

0912.272.164

  • 20906_10577_130307071514_5l

Hiểu biết về bệnh loãng xương

Loãng xương được xem như một "sát thủ thầm lặng" vô cùng nguy hiểm bởi diễn tiến hết sức âm thầm. Đến khi các dấu hiệu xuất hiện thì khối lượng xương bị mất có thể lên tới 30% hoặc tình trạng bệnh đã rất nặng.

Lối sống hiện đại ngày nay càng đẩy chúng ta, đặc biệt là phái nữ đến gần hơn với nguy cơ loãng xương do ít có thời gian chú ý đến ăn uống và vận động thích hợp. Những người làm văn phòng càng dễ bị loãng xương hơn.

Bệnh loãng xương trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và để lại nhiều di chứng nặng nề. Thông thường nhất là cảm giác đau ở các vùng chịu lực khi vận động, khi đứng hay ngồi lâu. Nếu dây thần kinh bị chèn ép sẽ gây ra cảm giác đau dọc xương sườn, dọc chân. Loãng xương gây biến dạng cột sống, sụp lún đốt sống khiến chiều cao giảm sút đáng kể, gù lưng khi lớn tuổi. Hậu quả nghiêm trọng nhất là gãy xương đôi khi chỉ do hắt hơi mạnh, đổi tư thế đột ngột hay dư chấn nhẹ. Các vị trí dễ bị gãy là xương cẳng tay, cổ xương đùi và đốt sống. Đây đều là những vị trí quan trọng và nguy hiểm nên khi bị gãy không những khó phục hồi mà còn có thể dẫn đến tàn phế và tử vong.

Loang_xuong_gay_gu_lung_2

Loãng xương gây đau đớn ở những vùng xương chịu lực, gù lưng và nguy hiểm nhất là gãy xương tự nhiên

Nguyên nhân gây loãng xương

Chế độ ăn uống là vấn đề cần xem xét đầu tiên. Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng trung ương, bữa ăn hàng ngày hiện nay chỉ cung cấp cho khoảng 500mg canxi trong khi theo khuyến cáo, con số này nên là từ 1.000 – 1.200mg. Như vậy, nhu cầu canxi của cơ thể chỉ mới được đáp ứng gần 50%, lâu dài dẫn đến tình trạng loãng xương.

Lối sống thụ động, lệ thuộc nhiều vào các phương tiện máy móc trong bối cảnh hiện nay cũng khiến thời gian vận động của chúng ta ngày càng bị thu hẹp. Điều này khiến cho quá trình hủy xương diễn ra nhanh hơn và quá trình tái tạo hoạt động kém lại.

Đặc biệt, phụ nữ mãn kinh là đối tượng có nhiều nguy cơ loãng xương nhất. Do giai đoạn này, cơ thể người phụ nữ bắt đầu giảm sản xuất estrogen – là loại hormone ảnh hưởng đến khung xương. Thời kỳ mãn kinh, lượng estrogen có thể giảm đến 80% nên quá trình mất xương cũng diễn ra nhanh hơn quá trình tái tạo, khiến xương xốp và giòn.

Đề phòng loãng xương

Để ngăn ngừa loãng xương, chị em cần quan tâm đến việc củng cố xương ngay từ khi còn trẻ. Dưới đây là một số lời khuyên có ích cho việc bảo vệ xương.

Hạn chế tiêu thụ caffeine và các đồ uống có cồn: Nếu thích loại thức uống có chất caffeine, bạn chỉ nên dùng tối đa 2 – 3 tách cà phê, trà hay soda mỗi ngày vì chất này có thể can thiệp vào sự hấp thu canxi, khiến cơ thể mất đi khoảng 4 mg canxi / mỗi tách đồ uống. Còn rượu bia là tác nhân chính gây mất xương.

Ăn ít muối: Cơ thể thải muối qua thận, mang theo cả canxi nên thừa muối natri cũng gây mất xương. Khi mua hàng hóa, bạn nên chú ý các thông tin trên nhãn để ước tính lượng muối sẽ tiêu thụ. Một phụ nữ cần tối đa khoảng 2.400 mg muối hàng ngày.

Tập những bài tập xây dựng xương: Việc vận động gây ra sức ép với xương nên kích thích cơ thể bổ sung khối xương để thích ứng. Nhảy dây là bộ môn có tác dụng lớn nhất tới việc củng cố và xây dựng xương. Những môn khác như đẩy tạ, chạy bộ, aerobic cũng thúc đẩy xương phát triển.

Nhay_day_tot_cho_xuong

Nhảy dây là bài tập rất tốt cho việc củng cố và phát triển xương

Đừng lạm dụng vitamin A: Dùng ở hàm lượng cao, vitamin A có thể khiến quá trình mất xương diễn ra nhanh hơn quá trình tái tạo xương. Một nghiên cứu của đại học Boston (Anh) cho thấy những phụ nữ tiêu thụ hàm lượng vitamin A cao ở dạng retinol (2.000 mcg hoặc 6.600 IU mỗi ngày) có nguy cơ gãy xương hông cao nhất. Vì vậy nên thận trọng với thuốc bổ chứa vitamin A để tránh dùng quá nhiều.

Bổ sung canxi: Cần chú trọng cung cấp đủ canxi, trước tiên là từ các thực phẩm hàng ngày. Canxi có nhiều trong trứng, hải sản và chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa, sữa chua... Nếu muốn tránh tiêu thụ nhiều chất béo, bạn có thể dùng các sản phẩm sữa tách béo, không kem. Rau quả giàu magie và kali cũng đóng góp lớn trong việc bảo việc xương. Một phụ nữ cần ít nhất 1.200 mg canxi mỗi ngày.

Khám xương định kỳ: Dù bạn đang hay chưa có nguy cơ bị loãng xương thì việc thăm khám để phòng ngừa vẫn là cần thiết. Nên thực hiện đo loãng xương mỗi 3 – 6 tháng/ lần để tầm soát nguy cơ, kịp thời phát hiện, điều trị và bổ sung canxi khi thiếu.

Trúc Phương
(Theo nhipcausuckhoe)

 
  • « Quay lại


  • Các tin liên quan khác

    Đăng nhập nội bộ

    Phác đồ điều trị

    THÔNG TIN HỮU ÍCH

    Tuyển dụng nhân sự

    Góc tri ân

    Liên hệ gửi câu hỏi

    Mã xác nhận    Captcha
    Nhập mã xác nhận
     

    Video

    Thư viện ảnh

    Thư viện ảnh

    Liên kết website

    HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

    Hỗ trợ trực tuyến

    Hotline : 02203.720.115

    Tư vấn 1
    Tư vấn 2

    Thống kê truy cập