Điều trị bệnh mắt hột (Trachoma)
ĐỊNH NGHĨA :
Bệnh mắt hột là một bệnh viêm đặc hiệu mãn tính của kết mạc sụn mi, kết mạc nhãn cầu và giác mạc, nếu không điều trị, tạo sẹo dẫn đến mù lòa.
Tác nhân gây bệnh là Chlamydia trachomatis.
CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG :
1. Vùng dịch tể có mắt hột.
2. Khám có hột ở kết mạc sụn mi trên.
3. Khám lông quặm.
4. Khám tân mạch giác mạc, đục giác mạc.
PHÂN LOẠI THEO TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI 1987 :
1. Viêm mắt hột (TF) : có 05 hột trở lên.
2. Viêm mắt hột nặng (FI).
3. Sẹo mắt hột (TS).
4. Mông quặm mắt hột (TT).
5. Đục giác mạc (CO) : Giảm thị lực.
PHÂN LOẠI THEO VIỆT NAM :
TI : Hột, mi trên, thẩm lậu ít.
TII : Hột, mi trên, dưới, giác mạc.
TIII : Sẹo + Hột + Thẩm lậu (+).
TIV : Sẹo + Thẩm lậu (-).
ĐIỀU TRỊ :
1. Thuốc nhỏ mắt :
Coll Tobramycine 0,3%.
Coll Cifloxacine 0,3%.
2. Thuốc tra mắt :
Thuốc mỡ Tetracycline 1%, tra mắt ngày 02 lần.
Pd oflovid 0,3% tra mắt ngày 02 lần.
3. Thuốc uống :
4. Tetracycline 250mg/viên x 04 lần / ngày.
Có thể dùng Erythromycine nếu thấy kháng Te’tracycline trên lâm sàng. Phác đồ điều trị ngắt quãng của TTYTTG : thuốc mỡ Te’tracycline 1%.
- Ngày tra 02 lần.
- Mỗi tháng 05 ngày.
- Mỗi năm dùng 06 tháng liên tiếp. Hoặc :
- Ngày tra 10 lần.
- Mỗi tháng 10 ngày.
- Mỗi năm 06 tháng liên tiếp.
Nếu tái phát điều trị lại ( Bệnh miễn dịch yếu, có thể tái nhiễm.)
ĐIỀU TRỊ BỆNH LÔNG QUẶM
Thông thường áp dụng 02 phẫu thuật :
1/ PT. SNELLEN; CUNEO NATAF :
Thì 1 : Rạch da dọc chiều dài mi, cách bờ mi 03mm. Thì 2 : Cắt bỏ da (nếu cần) và cơ vòng cung mi. Thì 3 : Cắt bỏ một phần sụn mi chữ V.
Đóng vết mổ bằng 04 -05 mũi rồi cắt chỉ sau 05 ngày.
2/ PT. PANAS :
Giống như trên, nhưng cắt đứt hoàn toàn sụn mi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh học của mi mắt kết mạc và giác mạc. Hội nhãn khoa Mỹ 1995 -1996 (TL dịch). Trang 70 - 71.
2. Chăm sóc mắt ở các nước đang phát triển. LARRY SHWAB (TL dịch), 1996